Lưỡi câu lục là gì ? Giải đáp những thắc mắc về bộ môn câu lục

Để giải đáp các thắc mắc của các mọi người về bộ môn câu lục. Hôm nay luoicauluc.com sẽ giới thiệu một cách tổng quan nhất về lưỡi lục, rất mong các bạn đón nhận.
Trên thế giới, chỉ ở Việt Nam có lưỡi Lục và chỉ làm thủ công. Nếu theo đúng luật câu của nhiều nước như Mỹ, Pháp, Đức ... thì câu Lục bị cấm hoàn toàn !
Chữ Lục nghĩa là sáu được gán cho loại giàn 6 lưỡi câu được buộc thành 3 cặp xếp chồng lên nhau tỏa ra thành hình tròn. Sau này cũng có người kết 8 lưỡi nhưng vẫn gọi chung là Lục chứ không gọi là Bát. Lưỡi Lục không có ngạnh để tạo độ xuyên ngọt và thường đã dính cá thì đóng từ 2 lưỡi trở lên nên con cá cũng khó mà thoát thân. Hình dáng của cái lưỡi đơn là nguồn cảm hứng cho người ta đặt tên Lục:
tay đao, tay quỷ, lưỡi hái... nghe rất tàn sát. Lục có 3 cỡ là tiểu, trung và đại. 

Người sành chơi Lục thường chọn loạt tiểu, nhỏ, gọn và cực sắc. Nếu bạn xòe bàn
tay áp nhẹ lên lưỡi Lục để ngửa trên bàn mà Lục bám theo thì đáng chọn. Loại trung và đại chỉ dành cho người mới tập, cứ nghĩ to có khi lại chụp được nhiều con một lúc ! Lâu lắm rồi, có một người bạn là thợ cơ khí bậc 7/7 làm tặng tôi một bộ 10 cái Lục cỡ nhỏ thật đặc sắc. Lưỡi Lục hình lưỡi liềm cụp cong đều, mảnh và sắc ngọt. Chính tôi vì sơ ý đã bị nó đâm xuyên ngập vào ngón tay mà không thấy đau. Nước thép được tôi hay đến mức câu hoài vẫn sắc bén chứ không tù hay vẹo đi. Với bộ Lục ấy, tôi đã kéo lên ngót nghét cũng gần trăm con Chép cỡ từ 1 đến 5kg

Như đã nói trên, câu Lục phải không để hở lưỡi, nghĩa là Lục phải chìm trong bùn. Chìm nhiều hay ít là do hòn chì kẹp giữa Lục, phía dưới dầy hay mỏng. Kích thước của hòn chì cũng quyết định đến việc lựa chọn phao vì chì nhẹ thì chỉ đi với phao nhỏ chứ dùng phao to như loại chống sóng thì phao nâng cả Lục lên mất. Tôi thích dùng chì loại khá trở lên chứ không thích chì nhỏ vì tôi thích dùng phao chống sóng, nó dài, chìm sâu tính từ mặt nước nên gió to, sóng mạnh phao vẫn đứng chứ không nghiêng ngả. Bạn cứ tưởng tượng cái đuôi phao ngấn xanh ngấn đỏ ấy cứ từ từ lịm xuống mặt nước trong xanh thì còn cơ hội nào hơn nữa ..

Comments[ 0 ]


Đăng nhận xét